BÀI 5: MỘT SỐ VẦN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC 

BÀI 5: MỘT SỐ VẦN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC 

BÀI 5: MỘT SỐ VẦN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC 

A. CHÂU PHI

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỰ NHIÊN:

- Phần lớn lãnh thổ châu Phi có khí hậu khô nóng; Cảnh quan chủ yếu là hoang mạc, bán hoang mạc và xa van.

->Gây khó khăng cho phát triển kt-xh (Thiếu nước, sa mạc hóa…)

- Có nguồn tài nguyên khoáng sản và sinh vật giàu có:

+Khoáng sản: Giàu kim loại đen, kim loại màu, dầu mỏ, khí đốt, vàng và kim cương.

+Rừng chiếm diện tích khá lớn.

->Khai thác không hợp lí làm cho nguồn tài nguyên cạn kiệt, môi trường bị tàn phá

=>Giải pháp: khai thác hợp lí tài nguyên và áp dụng biện pháp thủy lợi để hạn chế khô hạn.

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI:

Các vấn đề

Dân cư

Xã hội

Đặc điểm

- Tỉ suất sinh, tỉ suất tử, tỉ suất gia tăng tự nhiên cao nhất TG

- Tuổi thọ trung bình của dân cư thấp.

- Đa số các nước có dân số đông

- Xung đột sắc tộc tôn giáo thường xuyên xãy ra.

- Dịch bệnh: HIV, Lao…

- Trình độ dân trí thấp, còn nhiều hủ tục lạc hậu.

- HDI rất thấp.

Ảnh hưởng

Gây sức ép lớn cho kt-xh-mt.

Gây khó khăn cho phát triển kinh tế.

Giải pháp

 Giảm tỉ lệ sinh.

Sự giúp đở của cộng đồng quốc tế.

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ:

Đặc điểm

- Đa số các nước châu Phi nghèo, kinh tế kém phát triển.

- Gần đây kinh tế có khởi sắc, tốc độ tăng GDP khá cao và ổn định.

Nguyên nhân

- Do sự thống trị lâu dài của thực dân.

- Trình độ quản lí non yếu.

- Chính trị, xã hội không ổn định.

- Điều kiện tự nhiên khó khăn.

Giải pháp

- Kêu gọi sự giúp đở cộng đồng quốc tế.

- Phát triển giáo dục, y tế.

- Đào tạo cán bộ quản lí.

B. KHU VỰC MỸ LA-TINH

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

Vấn đề

Tự nhiên

Dân cư và xã hội

Đặc điểm

- Giàu tài nguyên khoáng sản: kim loại và nhiên liệu

- Rừng phong phú

- Khí hậu nóng ẩm, phân hóa đa dạng.

- Đất trồng màu mỡ.

- Dân số đông, tăng nhanh.

- Dân cư nghèo, chênh lệch giàu nghèo lớn.

- Đô thị hóa tự phát mạnh mẽ.

Đánh giá

- Thuận lợi phát triển CN khai thác, nông nghiệp nhiệt đới.

- Khai thác và phân bổ tài nguyên không hợp lí.

- Mâu thuẫn xã hội gay gắt.

- Khó khăn giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường.

 

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ

1.Thực trạng:

- Tốc độ phát triển kinh tế không đồng đều.

- Quy mô nền kinh tế có sự chênh lệch lớn giữa các nước.

- Nợ nước ngoài nhiều.

2.Nguyên nhân:

- Tình hình chính trị, xã hội thiếu ổn định.

- Các thế lực phong kiến, Thiên chúa giáo bảo thủ cản trở sự phát triển.

- Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế độc lập, tự chủ, phụ thuộc nhiều vào nước ngoài.

- Nợ nước ngoài còn nhiều.

C. KHU VỰC TÂY VÀ TRUNG Á

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á:

Khu vực

Tây Nam Á

Trung Á

Diện tích

7,0 triệu km2

5,6 triệu km2

Vị trí địa lí

- Nằm ở ngã ba của 3 châu lục Á-Âu-Phi.

- Giáp với ÂĐD, ĐTH, Biển Đỏ, Biển Đen

- Nằm ở trung tâm của châu Á

- Giáp với nhiều khu vực của Châu Á và châu Âu.

Ý nghĩa của vị trí địa lí

Có vị trí chiến lược quan trọng về kt-ct-qs.

Là cầu nối giữa phương Đông và phương Tây.

Đặc điểm tự nhiên

- Có khí hậu khô nóng.

- Cảnh quan chủ yếu là hoang mạc, bán h.mạc

- Nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên.

- Khí hậu lục địa khô hạn.

- Cảnh quan nhiều thảo nguyên, h. mạc

- Dầu khí, vàng, muối mỏ, urani.

Đặc điểm dân cư và xã hội

- Là cái nôi văn minh thế giới.

- Đa số dân cư theo đạo Hồi.

- Xung đột, chiến tranh, khủng bố thường xuyên .

- Đa dân tộc, mật độ dân số thấp.

- Phần lớn dân cư theo đạo Hồi

- Chính trị thiếu ổn định.

 

 Hai khu vực có cùng điểm chung là:

-Cùng có vị trí địa lí - chính trị chiến lược quan trọng.

- Cùng có nhiều dầu mỏ, khí tự nhiên và các tài nguyên khác.

- Khí hậu khô hạn

- Tỉ lệ dân cư theo đạo Hồi cao.

 

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á

1.Vai trò cung cấp dầu mỏ:

- Cả hai khu vực có trữ lượng dầu mỏ rất lớn, riêng Tây Nam Á chiếm 50%  trữ lượng của thế giới.

- Tây Á và Trung Á có khả năng xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.

- Khu vực Tây Nam Á chiếm 40% lượng dầu xuất khẩu thế giới

=> đây là nguyên nhân chính tạo nên sự bất ổn định của khu vực.

2.Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố:

a.Thực trạng:

- Xung đột dai dẳng giữa người Ả-Rập và Do Thái.

- Các cuộc tranh giành tài nguyên đất đai, nguồn nước, khoáng sản.

- Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài, các lực lượng khủng bố phát triển.

b.Nguyên nhân:

- Do tranh chấp quyền lợi : Đất đai, tài nguyên, môi trường sống.

- Do khác biệt về tư tưởng, định kiến về tôn giáo, dân tộc có nguồn gốc từ lịch sử.

- Do các thế lực bên ngoài can thiệp nhằm vụ lợi.

c.Hậu quả:

- Gây mất ổn định ở mỗi quốc gia, trong khu vực và làm ảnh hưởng tới các khu vực khác.

- Đời sống nhân dân bị đe doạ và không được cải thiện, kinh tế bị huỷ hoại và chậm phát triển.

- Ảnh hưởng tới giá dầu và phát triển kinh tế của thế giới.